Bài học sợ làm… bẩn biển từ đứa bé 2 tuổi
Cách đây khá nhiều năm,àihọcvềtìnhyêulaođộngvàmôitrườngtừnhữngđiềurấtnhỏarsenal vs mu bạn tôi là nhà văn Thái Bá Lợi có một cháu nội trai, sinh ở Mỹ, khi đó độ hơn 2 tuổi. Mùa hè, cháu về Việt Nam chơi thăm ông nội. Gia đình dẫn cháu ra bãi biển Mỹ Khê (Quảng Ngãi) cho cháu tắm biển.
Cháu thích lắm, lúc đầu hơi ngần ngại, nhưng dần quen với biển, cháu cùng vùng vẫy đoạn sát bờ như ai. Tới lúc ra về, cháu giục ba cháu đi nhanh về nhà. Ba cháu không hiểu cháu muốn gì, nhưng cũng chiều con, cho con về nhà nhanh. Tới nhà ông nội, cháu chạy vội vào nhà vệ sinh và… tè. Thì ra là vậy. Ông nội cháu rất ngạc nhiên vì chuyện cháu không đi vệ sinh lúc dưới biển, mà cố chạy về nhà. Ba cháu cười: "Thằng bé không chịu đi vệ sinh dưới biển vì sợ làm… bẩn biển. Cố nín về nhà".
Tình yêu lao động từ trang trại, vườn rau, đồng lúa, vệ sinh lớp học
Năm cháu lên 3 tuổi, lại về Đà Nẵng thăm ông nội. Cháu nói tiếng Việt chưa sõi nên ba cháu làm phiên dịch. Cháu nói, bên Mỹ mùa hè được trường mầm non cho về trang trại chơi. Ba cháu nói, về trang trại để ngắm con bò, con heo, con vịt, con gà... và được tận tay sờ quả bí ngô thật to. Ba cháu khoe những lần đi về trang trại chơi như thế trẻ con rất thích. Và đó cũng nằm trong "giáo án" của trường mầm non, nhằm tạo điều kiện cho trẻ con tập quen với nông nghiệp, với các con vật nuôi, với các loại rau củ quả nông trại trồng được. Mục đích là để trẻ con làm quen và thích thú với lao động nông trại. Khi trẻ con lớn lên, chúng có thể học những ngành nghề khác nhau, có thể phi nông nghiệp, nhưng cảm xúc đầu đời của chúng là cảm xúc về nhà nông, về nghề nông và có cảm xúc với lao động chân tay trên những cánh đồng mênh mông của nước Mỹ.
Trẻ con phải biết yêu lao động, biết quý những sản phẩm do lao động làm ra. Biết "tùy theo sức của mình" mà tham gia vào những hoạt động lao động, từ trực nhật lớp tới dọn cỏ trong sân trường.
Những bài học cho trẻ nhỏ đều rất nhỏ như vậy, không đao to búa lớn, nhưng trẻ con khi lớn lên vẫn nhớ, và dần dà có ý thức về lao động và bảo vệ môi trường.
Tôi vẫn nhớ, ngày tôi còn nhỏ, mới tập kết ra Bắc và được sang Trung Quốc học tại Khu học xá Nam Ninh. Chúng tôi ngay từ năm học lớp 1 đã tham gia trực nhật, quét lớp, lau bảng lau bàn, và chỉ học buổi sáng. Buổi chiều, chúng tôi được thầy giáo hướng dẫn trồng rau, tưới rau, phân công nhau chăm sóc vườn rau.
Lên lớp 2 lớp 3, lao động chân tay tăng dần và chúng tôi từ đó đã biết những kỹ năng đơn giản của lao động nông nghiệp. Cho tới lớp 4, khi đã về nước, chúng tôi cứ mỗi mùa gặt lại được về nông thôn giúp bà con nông dân thu hoạch lúa. Những công việc của nhà nông được chúng tôi hăng hái làm, trước lạ sau quen, từ cắt lúa tới gánh lúa, rồi đập lúa… Những việc nhà nông ấy chúng tôi khi làm được thì hứng thú vô cùng. Gánh lúa bằng đòn xóc rất khó vì không được dừng nghỉ giữa đường, nhưng chúng tôi thi đua nhau làm và cuối cùng cũng làm được.
Học chính khóa chỉ mỗi ngày một buổi, còn thì đều là sinh hoạt ngoại khóa. Lao động chân tay cũng là sinh hoạt ngoại khóa, tập văn nghệ hay chơi thể thao cũng là sinh hoạt ngoại khóa. Không học thêm học bớt gì cả.
Thế hệ chúng tôi khi học chương trình ấy đã được rèn luyện rất tốt những kỹ năng lao động, và sau này khi đã trưởng thành, khi đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi hòa nhập rất nhanh vào môi trường gian khổ trong chiến tranh. Vì đã được lao động với độ nặng nhọc tăng theo lứa tuổi.
Thế hệ chúng tôi đã được tiếp thu và rèn luyện những kỹ năng lao động, biết ứng xử với những hoàn cảnh khó khăn gian khổ, và sau này càng thấm thía với giá trị của lao động. "Lao động là vinh quang" có thể chỉ là một khẩu hiệu, nhưng "Lao động để nên người" mới là thực chất.